Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2013

bệnh viêm gan siêu vi trùng ở vịt

Bệnh viêm gan vịt là một bệnh truyền nhiễm cấp tính ở vịt mà nguyên nhân gây bệnh là do một virus (còn gọi là siêu vi trùng) được gọi là virus viêm gan vịt.

Virus viêm gan vịt có đặc tính gây viêm gan và xuất huyết gan rất nặng, phá hoại tổ chức gan, làm ngừng quá trình trao đổi chất và thải độc của gan. Do vậy, vịt bị chết rất nhanh.

Bệnh viêm gan siêu vi trùng vịt thường chỉ thấy ở vịt con từ 1 đến 3 tuần tuổi. Trong các ổ dịch, vịt con có thể bị bệnh chết hàng loạt, nhưng vịt trưởng thành thì vẫn sống bình thường và là nguồn tàng trữ virus trong tự nhiên, bởi vì trưởng thành có khả năng miễn dịch đối với virus viêm gan vịt một cách tự nhiên.

Virus viêm gan vịt không chỉ gây bệnh cho vịt mà còn lây lan và gây bệnh cho ngan, thậm chí cả ngỗng con và một số loài chim nước hoang dã như vịt trời. Khi các loài chim nước di cư tránh rét, chúng có thể mang virus viêm gan vịt đi xa hàng ngàn cây số và có thể truyền virus cho vịt và ngan nhà qua môi trường nước. Trong điều kiện tự nhiên, virus viêm gan vịt có thể tồn tại được từ 1 đến 2 tháng.

ở nước ta, bệnh viêm gan vịt được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1978, khi mà một số loài vịt ngoại giống thịt, giống trứng được nhập vào nước ta và được nuôi rộng rãi trong dân. Năm 1983-1984, dịch viêm gan vịt đã xảy ra ở một số địa phương như Phú Xuyên (Hà Tây), Tứ Lộc (Hải Dương), Bình Lục (Hà Nam)... làm chết hơn 6000 vịt con dưới 3 tuần tuổi. Những năm sau đó, dịch viêm gan vịt không thấy phát sinh và gây tác hại. Do đó, người ta cũng lãng quên không chú trọng đến việc phòng chống bệnh viêm gan vịt ở những vùng chăn nuôi vịt.

Mấy năm gần đây, bệnh viêm gan vịt lại phát sinh, gây thành dịch với quy mô lớn, gây nhiều thiệt hại cho việc phát triển chăn nuôi vịt, ngan, đặc biệt là ngan Pháp. Trong 6 tháng đầu năm 2001, nhiều đàn vịt ở các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ đã bị nhiễm bệnh. Chỉ trong tháng 5-2001, ở xã Hồng Quang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định đã xảy ra dịch làm chết 7000 vịt ở lứa tuổi 1-3 tuần trong tổng số hơn 10.000 vịt trong xã.

Virus viêm gan siêu vi trùng vịt đã được Trung tâm Chẩn đoán Thú y Quốc gia phân lập được từ các ổ dịch và xác định thuộc loại I có độc lực mạnh, gây bệnh và làm vịt, ngan con chết với tỷ lệ cao (90-100%). Thời gian ủ bệnh của vịt nuôi dưới 3 tuần tuổi rất nhanh từ 14 đến 18 giờ, nghĩa là từ lúc vịt bị nhiễm virus cho tới khi vịt có dấu hiệu lâm sàng đầu tiên.

Vịt bệnh thể hiện: lúc đầu ủ rũ, bỏ ăn, chỉ uống nước, sau đó có biểu hiện triệu chứng thần kinh như: đi xiêo vẹo, run rẩy ngã về một phía, đầu ngoẹo, chân đạp không khí và chết nhanh. Chỉ sau 1-2 giờ kể từ lúc có triệu chứng lâm sàng đầu tiên, vịt con đã chết. Mổ khám vịt chết hoặc vịt ốm thấy: bệnh tích điển hình là gan bị sưng và có xuất huyết lấm tấm từng mảng đỏ trên mặt gan. Các dấu hiệu lâm sàng và bệnh tích trên làm cơ sở cho việc chẩn đoán lâm sàng bệnh viêm gan vịt.

Về điều trị viêm gan b siêu vi trùng: hiện nay chưa có loại kháng sinh và hóa dược nào điều trị được bệnh viêm gan vịt do virus. Biện pháp điều trị có hiệu quả cao là sử dụng kháng huyết thanh hoặc kháng thể chống virus viêm gan vịt. Kháng huyết thanh được sản xuất từ huyết thanh của vịt sau khi được miễn dịch bằng tiêm vắcxin chống bệnh viêm gan vịt. Còn kháng thể viêm gan vịt được sản xuất từ lòng đỏ trứng của những vịt mái đã được miễn dịch với bệnh viêm gan vịt, vì trong lòng đỏ của trứng có kháng thể chống virus viêm gan từ vịt mẹ truyền sang.

Trong thời gian vừa qua, Công ty Hanvet đã phối hợp với Trung tâm Chẩn đoán Thú y Quốc gia chế tạo thành công kháng thể viêm gan vịt được Trung tâm Kiểm nghiệm Thuốc và Văcxin (Cục Thú y) kiểm nghiệm, đạt các tiêu chuẩn vô trùng, an toàn và hiệu lực. Công ty Hanvet đã phối hợp với một số Chi cục Thú y thí nghiệm điều trị cho 20.712 vịt dưới 3 tuần tuổi với liều tiêm: 01ml kháng thể/vịt. Kết quả cho thấy: có 2.647 vịt chết và 18.063 vịt khỏi bệnh, đạt tỷ lệ 87,21%.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét